Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em như thế nào?

Bệnh ăn mòn chân răng là hiện tượng không chỉ xảy ra ở người lớn, mà còn xảy ra đối với trẻ nhỏ. Điều này làm cho rất nhiều bậc phụ huynh lo cho trẻ nhà mình. Vậy, bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé! 

Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em

Theo các bác sĩ nha khoa, nguyên nhân gây ra chứng ăn mòn chân răng bao gồm:

  • Lớp men và ngà răng mỏng: Khi trẻ còn nhỏ, lớp men và lớp ngà của răng còn mỏng nên vi khuẩn và Axit có trong thức ăn thừa dễ dàng xâm nhập và dẫn đến việc ăn mòn chân răng.
  • Trẻ ăn nhiều đường và tinh bột: Trẻ còn nhỏ nên rất thích ăn những thực phẩm từ đường và tinh bột. Khi ăn quá nhiều như vậy sẽ khiến tốc độ chân răng bị ăn mòn nhanh hơn.
    Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em như thế nào?
    Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em như thế nào?
  • Quá trình vệ sinh và chăm sóc răng miệng chưa kỹ: Vệ sinh răng miệng là điều quan trọng để đảm bảo răng được sạch, tránh vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Từ đó, hạn chế tối đa những căn bệnh ảnh hưởng đến răng miệng.
  • Do thiếu hụt Canxi và Fluor: Canxi và Fluor là 2 thành phần dưỡng chất quan trọng để giúp cho răng bé hoạt động tốt hơn. Nếu thiếu Canxi sẽ dẫn đến tình trạng răng yếu dễ vỡ và gãy.
  • Do di truyền: Từ thế hệ ông bà, cha mẹ có thể cũng bị tình trạng răng yếu, dễ bị ăn mòn và men mỏng. Do đó, trẻ cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng từ thế hệ trước.
[Đọc Thêm]  Mọc răng khôn đau phải làm sao?

Cách chữa trị bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em

  • Cha mẹ phải thường xuyên quan sát sự phát triển và tình trạng răng miệng của con. Nếu bé có những dấu hiệu bất thường hãy dẫn bé đến nha khoa hoặc cơ sở y tế để được thăm khám để có hướng dẫn chữa trị càng sớm càng tốt.
  • Với các trường hợp răng sữa của bé bị mủn nặng hơn, bác sĩ sẽ áp dụng tái tạo mô răng bị mòn hoặc trám răng. Ưu điểm của những phương pháp này tương đối nhẹ nhàng và thời gian thực hiện cũng như hồi phục khá nhanh. Vì vậy, bố mẹ không nên lo lắng cho bé là sẽ bị đau nhức khó chịu sau khi được chữa trị.
  • Với phương pháp trám răng, không chỉ điều trị cho trường hợp răng sữa bị mòn, mà còn ngăn chặn tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ. Từ đó, bảo vệ toàn diện sức khỏe răng miệng trước vi khuẩn và tính thẩm mỹ cho răng miệng của bé.

Cách ngăn ngừa bệnh ăn mòn chân răng cho trẻ

Ăn mòn chân răng không phải là một căn bệnh có thể khiến trẻ mất răng vĩnh viễn. Mặc dù vậy, ít nhiều nó cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và thẩm mỹ. Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa bố mẹ cần lưu ý để áp dụng cho bé thường xuyên:

  • Dạy cho bé cách vệ sinh răng miệng đúng và tập cho bé hình thành thói quen giữ gìn răng sạch sẽ mỗi ngày.
  • Luôn hướng dẫn và kiểm tra tình trạng răng miệng của bé sau mỗi lần bé tự chải răng, lưu ý không để bé chải răng quá nhanh hay quá mạnh.
    Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em như thế nào?
    Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em như thế nào?
  • Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt hay những thực phẩm có nhiều tinh bột và đường dễ bị sâu răng. Những loại nước uống có ga, đồ ăn bám dính cao cũng không nên cho bé ăn quá nhiều. Đặc biệt là không nên cho bé ăn trước khi ngủ, điều đó sẽ ảnh hưởng đến men răng.
  • Cho trẻ sử dụng loại bàn chải đánh răng tốt, có lông mềm mịn, cầm vừa tay, chọn kem đánh răng có chứa Fluor.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để trẻ có đầy đủ dưỡng chất và nâng cao sức đề kháng phòng bệnh tốt hơn. Tăng cường cho trẻ ăn những loại thức ăn như giàu Vitamin và khoáng chất để răng thêm chắc khỏe.
  • Bên cạnh đó, khi răng của trẻ đã mọc đầy đủ, ba mẹ cũng nên đưa bé tới các trung tâm y tế, phòng khám nha khoa để được kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên.
[Đọc Thêm]  Các loại thuốc giảm đau răng khôn hiệu quả

Trên bài viết trên đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em. Cùng với đó là cách chữa trị và cách phòng ngừa bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ. Hy vọng qua đó giúp cho răng của bé sẽ luôn chắc khỏe và trắng sáng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0886793918