Bao nhiêu tuổi mới hết mọc răng?

Răng là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể của chúng ta, hơn nữa cũng đóng góp vào phần lớn trong thẩm mỹ của mỗi người. Chúng ta mọc răng từ rất nhỏ, và đã bao giờ bạn đặt câu hỏi bao nhiêu tuổi mới hết mọc răng? Vậy qua bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi giải đáp vấn đề trên. 

Bao nhiêu tuổi mới hết mọc răng?

Răng mọc khi chúng ta còn rất nhỏ, theo thời gian chúng dần phát triển và giúp định hình gương mặt của mỗi người. Không có thời điểm dừng mọc răng nhất định, mà điều đó tùy vào cơ thể của mỗi người. Nhưng hầu hết chúng ta sẽ có 2 quá trình mọc răng cơ bản trong đời là:

Bao nhiêu tuổi mới hết mọc răng?
Bao nhiêu tuổi mới hết mọc răng?

Quá trình mọc răng sữa

Đây là giai đoạn các mầm răng sữa xuất hiện trong tháng tuổi thứ 6 – 8, các răng sữa tạm thời sẽ mọc lên. Từ 3 – 6 tuổi thì có mọc đủ 20 cái răng bao gồm 8 răng cửa, 8 răng hàm nhỏ và 4 răng nanh. Những chiếc răng sữa này sẽ giúp bé học cách giao tiếp, phát âm và nhai thức ăn tốt hơn. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp mọc răng chậm thì thời gian học nói sẽ chậm hơn các bé khác. 

[Đọc Thêm]  Cách tẩy mảng bám đen trên răng hiệu quả

Răng sữa ở thời gian này rất quan trọng, vì có ảnh hưởng đến hàm răng của bé sau này. Vì vậy các cha mẹ cần lưu ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ, đúng cách để tránh tình trạng sâu răng. Nếu nhổ răng sữa quá sớm thì sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến việc định hướng các răng vĩnh viễn của bé sau này.

Quá trình mọc răng vĩnh viễn

Những răng mọc trong khoảng từ 6 – 11 tuổi (có thể lên tới 16 tuổi) được gọi là răng vĩnh viễn. Sau khi răng sữa rụng dần thì răng vĩnh viễn sẽ mọc thế vào chỗ đó. Ngoài 20 chiếc răng thế chỗ thì sẽ mọc thêm 8 chiếc răng hàm lớn, chắc khỏe hơn rất nhiều so với răng sữa. Những chiếc răng hàm này sẽ được dùng suốt cả đời nên bạn cần phải vệ sinh, chăm sóc răng đúng cách, kỹ lưỡng. Ở người trưởng thành sẽ mọc răng khôn từ 17 – 25 tuổi, hay còn được gọi là răng số 8. 

Nếu trong trường hợp răng vĩnh viễn rụng, gãy hay bị mẻ thì không có răng nào mọc lên thay thế nữa, mà cần các biện pháp nha khoa can thiệp. Với trường hợp buộc phải nhổ răng thì bạn có thể áp dụng phương pháp trồng răng giả thay thế để tránh mất thẩm mỹ và hạn chế các bất lợi sau khi mất răng.

Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách

Để giữ gìn hàm răng chắc khỏe thì chúng ta cần chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách, khoa học. Bạn có thể lưu ý một số biện pháp dưới đây để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn: 

[Đọc Thêm]  Bà bầu bị sưng nướu chân răng có sao không?

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Đây là điều quan trọng và cần thiết nhất để có một bộ răng chắc khỏe. Đặc biệt với các em nhỏ, cha mẹ hãy thói quen cho bé đánh răng sạch sẽ hàng ngày, 2 lần/ngày là trước và sau khi ngủ dậy. Lưu ý chọn loại bàn chải và kem đánh răng phù hợp với tình trạng răng. Bạn có thể kết hợp với nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám trên răng.

Bao nhiêu tuổi mới hết mọc răng?
Bao nhiêu tuổi mới hết mọc răng?

Chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống khoa học cũng giúp bảo vệ răng miệng rất tốt. Nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, các vitamin qua các loại rau, củ, quả trong thực đơn hàng ngày. Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đường hóa học, dầu mỡ, đặc biệt là đối với trẻ em vì ăn nhiều đồ ngọt sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng. Thêm nữa, uống đầy đủ lượng nước trong ngày để giúp cơ thể bài tiết các chất độc tốt hơn. 

Khám răng định kỳ

Sức khỏe răng miệng là cực kì quan trọng nên cần được thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ gây hại cho răng. Tốt nhất là bạn nên đi khám định kỳ tại nha khoa sau 3 – 6 tháng/lần. 

Qua bài viết trên, chúng tôi đã cùng bạn giải đáp vấn đề bao nhiêu tuổi mới hết mọc răng. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về tình trạng răng cũng như tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng, từ đó giúp bạn vệ sinh răng miệng đúng cách để giữ gìn hàm răng chắc khỏe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0886793918