Bị sưng lợi chân răng? Nguyên nhân do đâu?

Bệnh lý về răng miệng là căn bệnh mà nhiều người mắc phải, bất kể là bạn đang ở độ tuổi và thuộc đối tượng nào. Một trong số các bệnh lý liên quan đến răng miệng hay gặp phải chính là bị sưng lợi chân răng. Bài viết sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc về chứng bệnh này.

Lợi là gì?

Lợi (nướu) là một trong những tổ chức quanh răng, lợi có nhiệm vụ bảo vệ răng khỏi hư tổn và che chở và giữ với chân răng được chắc chắn.  Về mặt y học, lợi được chia thành hai loại bao gồm lợi tự do và lợi dính. 

  • Lợi tự do: đối với lợi tự do cũng sẽ được chia thành lợi nhú và đường viền lợi (rãnh lợi)
  • Lợi dính: đây là phần lợi bám dính vào chân răng trên và mặt răng dưới.

Lợi được xem là khỏe khi lợi có màu hồng nhạt, săn chắc, không sưng, không chảy máu và có hơi thở thơm tho.

Bị sưng lợi chân răng? Nguyên nhân do đâu?
Bị sưng lợi chân răng? Nguyên nhân do đâu?

Triệu chứng của sưng lợi chân răng

  • Khi bị bệnh này thì vùng nướu bị sưng sẽ có màu đỏ tươi hoặc là đỏ sẫm thay vì màu hồng nhạt như lúc bình thường.
  • Người mắc bệnh sẽ cảm thấy đau  nhức lúc chạm nhẹ vào, khi chải răng hay lúc nhai thức ăn, ăn thực phẩm có vị cay, mặn, chua,.. sẽ chảy máu 
  • Nướu răng bị sưng cũng như có mủ thường kèm đi theo hôi miệng. Nguyên nhân của chứng hôi miệng là bởi vì các vi khuẩn và mảng bám tích tụ lâu ngày trên răng lợi phân hủy, từ đó tạo nên mùi hôi khó chịu.
  • Một số trường hợp khi nướu bị sưng và có mủ dẫn đến sốt, mất ngủ, chán ăn…
[Đọc Thêm]  Bé 2 tuổi bị sâu răng nguyên nhân do đâu?

Nếu bạn không điều trị kịp thời và đúng cách, lợi sẽ càng tổn thương trầm trọng, lâu dần dẫn đến viêm nha chu và rụng răng.

Nguyên nhân bị sưng lợi chân răng

  • Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, chải răng mạnh làm chảy máu dẫn đến sưng chân răng
  • Do thức ăn thừa còn sót lại trên răng do chưa vệ sinh sạch sẽ, từ đó hình thành nên mảng bám chứa vi khuẩn có hại gây ra cao răng.
  • Bo bị sâu răng,vi khuẩn làm lân lan gây sưng. Ngoài ră, ăn các loại thức ăn cay nóng lâu ngày cũng dẫn đến nướu bị sưng đau
  • Thay đổi Hormone trong giai dậy thì hay phụ nữ đang có thai cũng khiến răng miệng mẫn cảm dễ bị tổn thương trước vi khuẩn gây sưng nướu.
  • Thức ăn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây phỏng nướu, ê buốt làm sưng nướu.
  • Mọc răng khôn cũng là nguyên nhân làm nướu sưng, nhức, dễ tổn thương.
  • Những người nghiện bia, rượu hay các thức uống chứa cồn, người nghiện thuốc lá
  • Người mắc bệnh tiểu đường do hàm lượng đường trong nước bọt cao hơn người bình thường, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, hình thành nên các mảng bám, gây sưng lợi.

Các cách điều trị tại nhà

Chúng ta có thể áp dụng các biện pháp trị sưng lợi tại nhà nhưng mang lại hiệu quả cao như: 

  • Súc miệng bằng nước lá ổi để chữa hôi miệng, mang đến hơi thở thơm mát.Trong thành phần lá ổi có tính kháng khuẩn, kháng vi sinh vật, kiểm soát được việc hình thành mảng bám, giảm viêm lợi, giảm đau.
  • Dùng mật ong: với đặc tính kháng khuẩn và khử trùng, mật ong sẽ giúp điều trị viêm lợi rất hữu hiệu, mật ong có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi, giúp lợi săn chắc, bớt sưng viêm.
  • Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, sử dụng dầu dừa để súc miệng sẽ làm giảm đáng kể mảng bám và dấu hiệu viêm lợi. Đồng thời, súc miệng bằng dầu dừa còn giúp làm trắng răng và giúp hơi thở thơm mát hơn.
    Bị sưng lợi chân răng? Nguyên nhân do đâu?
    Bị sưng lợi chân răng? Nguyên nhân do đâu?

Phương pháp phòng bệnh

  • Chải răng thường xuyên và đúng cách, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng, giúp lấy đi các hạt thức ăn, cũng như trung hòa vi khuẩn trong miệng.
  • Cải thiện chế độ dinh dưỡng, hạn chế ăn các loại thức ăn khi chúng quá nóng hoặc quá lạnh đồng thời các món ăn quá cay, mặn, chua,…
  • Kiêm tra nha khoa, cạo vôi răng ít nhất 6 tháng một lần để ngăn ngừa bệnh
[Đọc Thêm]  Nhổ răng số 8 giá bao nhiêu?

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc những kiến thức bổ ích khi bị sưng lợi chân răng. Nếu các bạn gặp tình trạng trên, mặc dù đã điều trị tại nhà nhưng không có dấu hiệu suy giảm, các bạn nên đến khám tại các cơ sở khám chữa bệnh. Các bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên, cũng như đưa ra giải pháp điều trị hữu hiệu nhất đối với trường hợp của bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0886793918