Đau răng khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Đau răng là triệu chứng hay gặp ở bà bầu khi mang thai tháng cuối. Tình trạng này không những gây mệt mỏi cho mẹ bầu mà còn có thể gây ra nguy hiểm đến thai nhi. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề đau răng khi mang thai tháng cuối để giúp các mẹ bầu có những cách điều trị an toàn và hiệu quả.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu đau răng khi mang thai tháng cuối

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng vào tháng cuối của thai kỳ dù vệ sinh răng miệng cẩn thận. Cụ thể là:

Do thay đổi nội tiết tố

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng đau răng ở mẹ bầu. Trong những tháng cuối của thai kỳ, các hormone estrogen và progesterone trong cơ thể mẹ bầu sẽ tăng gấp 10-30 lần so với người bình thường. Điều này khiến các mô nướu trở nên nhạy cảm hơn, dễ mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng, chảy máu chân răng,..

Đau răng khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?
Đau răng khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Do sự thay đổi hệ vi khuẩn trong khoang miệng

Trong khoảng từ tuần thứ 12 đến cuối thai kỳ, nồng độ vi khuẩn ở trong khoang miệng sẽ tăng sinh quá mức, gây ra các bệnh về răng miệng, đặc biệt là vi khuẩn P.Gingivalis gây viêm lợi và S.Mutans gây bệnh sâu răng. Điều này khiến mẹ bầu bị đau răng hay thậm chí là chảy máu và răng lung lay.

[Đọc Thêm]  Trẻ thay răng sớm có tốt không?

Do ốm nghén

Ốm nghén là triệu chứng thường gặp ở bà bầu, và cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Khi bị ốm nghén, acid từ dạ dày sẽ trào lên khoang miệng, khiến độ pH thay đổi, từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi tại các mô nướu và gây bệnh. 

Do ăn uống thất thường

Chế độ dinh dưỡng cũng có thể gây ra tình trạng đau răng khi mang thai vào tháng cuối. Vì đa số mẹ bầu đều thích ăn ngọt và chua khi mang thai, nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách sẽ rất dễ bị sâu răng.

Do sự thiếu hụt canxi

Trong thời điểm cuối của thai kỳ, nhu cầu canxi của mẹ bầu sẽ tăng gấp 10-20 lần so với bình thường để nuôi thai nhi. Vì vậy, nếu mẹ bầu không lưu ý bổ sung canxi thì cơ thể sẽ tự bào mòn lượng canxi trong cơ thể, đặc biệt là trong xương và răng. Điều này sẽ gây ra cơn đau răng khi mang thai ở những tháng cuối.

Đau răng khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?
Đau răng khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Những biểu hiện của đau răng khi mang thai tháng cuối

Tình trạng đau răng sẽ tăng dần ở các tháng tiếp thai trong thai kỳ với những biểu hiện chính là:

  • Xuất hiện tình trạng hôi miệng do vi khuẩn có hại trong mô nướu, ở dưới lưỡi phân hủy vụn thức ăn mắc lại mà mẹ bầu không vệ sinh sạch sẽ và giải phóng sunfua gây mùi hôi khó chịu.
  • Các bệnh viêm lợi, viêm nha chu, viêm chân răng gây ra hiện tượng lợi phù nề và sưng đỏ, có thể chảy máu hay thậm chí là tụt lợi.
  • Đau nhức răng và sưng một bên má.
  • Triệu chứng nặng nhất nếu không được xử lý kịp thời là hiện tượng phá hủy hàm, răng lung lay và rụng răng.
[Đọc Thêm]  Trẻ mọc răng muộn có sao không?

Tác hại của việc đau răng tháng cuối đối với mẹ bầu và thai nhi

Đối với mẹ bầu

Tình trạng đau răng khi mang thai vào tháng cuối nếu không được điều trị sớm sẽ khiến mẹ bầu chịu những cơn đau nhức kéo dài và có thể hình thành áp xe răng, nếu kéo dài có thể khiến răng lung lay và rụng răng. Hơn nữa, nếu mẹ bầu bị đau răng và mắc phải các bệnh lý như viêm lợi, viêm nha chu, viêm chân răng,.. có nguy cơ sinh non cao gấp 2-3 lần bình thường, dễ bị tiền sản giật hoặc sinh con thiếu cân.

Đối với thai nhi

Loại vi khuẩn P.Gingivalis trong mẹ có thể theo đường máu tấn công bọc ối, khiến thai nhi dễ mắc các bệnh về mắt, tai-mũi-họng bẩm sinh. Vi khuẩn gây sâu răng cũng có thể lây từ mẹ sang bé khiến bé bị sâu răng bẩm sinh. Do đó, biện pháp phòng bệnh sâu răng tốt nhất cho bé là mẹ cần chú ý chăm sóc răng miệng từ khi mang thai.

Biện pháp giúp mẹ bầu bảo vệ sức khỏe răng miệng

Nếu mẹ bầu bị đau răng khi mang thai vào những tháng cuối của thai kỳ, biện pháp tốt nhất là nên đi đến gặp bác sĩ để điểm tra, tìm ra nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời. Hoặc mẹ bầu có thể thực hiện các biện pháp tự nhiên để giảm đau tạm thời như chườm túi lạnh, nhai lá, ăn tỏi, gừng, súc miệng bằng nước ổi,…

Qua bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc về hiện tượng liên quan đến tình trạng đau răng khi mang thai tháng cuối cũng như một vài biện pháp để có thể khắc phục được tình trạng trên. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ bầu có những giải pháp để chăm sóc bản thân và thai nhi tốt nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0886793918