Nhức răng uống thuốc gì?

Nhức răng không chỉ gây ra tình trạng khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt mà còn tiềm ẩn những căn bệnh về răng miệng. Nhức răng uống thuốc gì? Là điều rất cần thiết để người bệnh có thể điều trị đau răng một nhanh chóng và để biết chi tiết hơn thì xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

Một số nguyên nhân nhức răng

Các bệnh về nướu

Các mảng bám trên răng làm cho nướu bị tụt xuống và làm phá hủy cấu trúc xương nâng đỡ răng. Túi nha chu làm cho việc vệ sinh răng trở nên khó khăn và gây viêm các tổ chức quanh răng.

Nhức răng uống thuốc gì?
Nhức răng uống thuốc gì?

Sâu răng, viêm tủy

Các vi khuẩn trong miệng sẽ chuyển hóa tinh bột và đường thành Axit và hòa tan men, ngà răng trong nước bọt, tạo thành các lỗ sâu răng. Lỗ sâu răng gây ra tình trạng viêm tủy, nếu không được điều trị kịp thời thì dẫn tới áp xe xương ổ răng.

Áp xe nướu răng

Là do các mảnh vụn thức ăn bị mắc lại ở nướu răng, lâu dần gây ra viêm, sưng hay có mủ tại các vị trí áp xe.

Thiếu dinh dưỡng

Viêm lợi do thiếu Vitamin C; thiếu Canxi, Vitamin A, Vitamin D3 sẽ làm chảy máu chân răng. 

Do gặp sự cố

Chấn thương răng, miệng do tai nạn giao thông gây ra, nhai phải sạn khi ăn,… làm mẻ, gãy, rạn răng  từ đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào tủy răng gây viêm, nhiễm trùng.

[Đọc Thêm]  Cách chữa sưng lợi đơn giản

Sự thay đổi nội tiết tố

Viêm lợi ở tuổi dậy thì, viêm lợi khi bị hành kinh, viêm lợi trong khi mang thai, viêm lợi khi đến giai đoạn mãn kinh… sẽ gây nên tình trạng đau răng.

Mọc răng khôn

Răng khôn thường gây đau và viêm nướu lúc mọc. Răng khôn khi mọc lệch, mọc xen kẽ trong xương hàm là nguyên nhân chính tạo nên những cơ đau răng kéo dài.

Nhức răng uống thuốc gì?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nhức răng mà bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc giảm đau răng và phương pháp chữa trị phù hợp cho bạn. Cụ thể:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin.
  • Kết hợp cùng với các loại thuốc kháng sinh họ Beta Lactam với Metronidazol để đem lại hiệu quả cao, bởi sự kết hợp này diệt cả vi khuẩn ưa khí và vi khuẩn kỵ khí. Trong thời gian dùng thuốc, người bệnh không nên uống rượu bia hay hút thuốc lá.
  • Bổ sung đầy đủ các loại Vitamin: Vitamin A, D3, C, B2 là những loại Vitamin rất cần thiết cho những bạn bị đau răng.
    Nhức răng uống thuốc gì?
    Nhức răng uống thuốc gì?
  • Các loại thuốc tự nhiên: Gừng tươi, nghệ tươi, kha tử, nha đam,…  sẽ giúp các bạn giảm đau, diệt khuẩn, kháng sinh, phục hồi cho răng bị thương tổn, bồi bổ cơ thể… và phòng ngừa đau răng rất hiệu quả.
  • Benzocain: Đây là loại thuốc giảm nhức răng nhanh chóng, thuốc giúp gây tê cục bộ, làm dịu tại nơi răng bị đau. Khi bôi thuốc vào nướu và răng thì bạn sẽ có cảm giác tê trong răng, làm giảm đau nướu và răng, làm giảm đau nhức.
  • Thuốc kháng viêm không Steroid: Là một trong những loại thuốc giảm đau răng cấp tốc do sâu răng, bệnh nướu răng trong thời gian ngắn. Thuốc kháng viêm không Steroid không nên dùng sử dụng  mà không có chỉ định của bác sĩ.
[Đọc Thêm]  cách trị răng vàng hiệu quả ngay tại nhà

Phòng tránh nhức răng hiệu quả

  • Để tình trạng chảy máu nướu, sưng nướu răng,… không xuất hiện, vì vậy bạn đi lấy cao răng định kỳ 3 đến 6 tháng 1 lần. 
  • Khi phát hiện sâu răng, để cải thiện tình trạng đau răng trong trường hợp này là phải loại bỏ vết sâu và tiến hành hàn trám hoặc bọc sứ cho răng. Nếu trường hợp sâu răng quá nặng, bạn cần phải tiến hành nhổ bỏ và trồng lại răng mới thay thế răng đã mất.
  • Mọc răng khôn không chỉ gây nên cảm giác đau nhức khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, bạn nên nhổ bỏ để tránh tình trạng bị đau nhức, viêm nhiễm và các bệnh lý về răng.
  • Đau răng do thiếu Vitamin thì bạn nên bổ sung những Vitamin cần thiết như: Vitamin C, A, D3, B2. Trẻ sơ sinh thì cha, mẹ nên dùng gạc mềm sạch lau lợi, răng cho bé sau mỗi khi ăn, uống. Trẻ em từ 3 tuổi cần phải tập thói quen chải răng, súc miệng làm sạch răng miệng sau khi ăn. Người già mất răng thì cũng cần phải vệ sinh lợi hằng ngày đặc biệt là sau mỗi khi ăn.

Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi nhức răng uống thuốc gì? Cũng như nguyên nhân gây ra đau răng cũng như là phương pháp phòng tránh đau răng. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ chăm sóc răng một cách khỏe mạnh và chắc khỏe nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0886793918