Trẻ sốt mọc răng hàm có nguy hiểm không?

Mọc răng là quá trình mà trẻ nhỏ nào cũng phải trải qua trong đời. Tuy nhiên khi mọc răng thường làm cho trẻ cảm thấy rất khóc chịu và có thể là hành sốt. Vậy trong trường hợp trẻ sốt mọc răng  hàm có sao không? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Trẻ sốt mọc răng hàm có sao không?

Khi nào trẻ mọc răng hàm?

Trẻ thường mọc răng hàm trong khoảng từ 13-19 tháng tuổi ở hàm trên và 14-18 tháng tuổi cho răng ở hàm dưới. Răng hàm cũng là răng mọc cuối cùng, có kích thước khá lớn và mọc kaau hơn các răng khác nhiều.

Dấu hiệu khi mọc răng hàm ở trẻ

Khi mọc răng hàm trẻ sẽ có một số biểu hiện nhất định, giúp bố mẹ có thể dễ dàng phát hiện ra con đang mọc răng. Việc theo dõi các dấu hiệu này, giúp bạn có thể chăm sóc con một cách dễ dàng hơn.

  • Chảy nước dãi nhiều.
  • Sốt nhẹ.
  • Quấy khóc.
  • Rất thích căn và nghiến răng, vì răng mọc lên khá nhột và ngứa lợi.
  • Nướu sưng to, đỏ.
  • Chán ăn, bỏ ăn dẫn đến sụt cân.
  • Thức đêm không ngủ.
  • Tiêu chảy

Trẻ sốt mọc răng hàm có sao không? Cách khắc phục tại nhà

[Đọc Thêm]  Thuốc kháng sinh răng gồm có những loại nào?

Khi mọc răng hàm thông thường trẻ sẽ bị sốt nhẹ, tuy nhiên hiện tượng rất bình thường và không có gì nghiêm trọng nếu các bậc cha mẹ biết cách chăm sóc tốt. Dưới đây là một số cách chăm sóc bẹ tại nhà khi mọc răng hàm:

  • Hãy đặt một miếng băng gạc mát đã thấm ướt lên nướu của bé.
  • Đặt một cái muỗng lạnh giữa hai hàm răng, không cho bé cắn muỗng.
  • Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên lên vùng da quanh miệng để ngăn ngừa nứt và khô, do quá trình mọc răng khiến bé chảy nước dãi.

Khi trẻ em mọc răng thường rất khó chịu và hay quấy khóc nên cha mẹ cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn. Đặc biệt trẻ rất thích cắn các đồ chơi, đồ vật khi cầm phải nên bạn cần để ý tránh để trẻ cắn các vật dụng lạ, mất vệ sinh, cứng,.. gây ảnh hưởng đến răng của trẻ.

Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng hàm

Trẻ sốt mọc răng hàm có nguy hiểm không?
Trẻ sốt mọc răng hàm có nguy hiểm không?

  • Khi trẻ mọc răng bé sẽ cảm thấy rất nhột và ngứa lợi nên bé rất thích cắn, việc sử dụng các loại trái cây lạnh, giòn,… sẽ giúp bé cải thiện tình trạng này rất nhiều. Bạn có thể chia nhỏ các thức ăn ra để trẻ dễ ăn và không bị nghẹn.
  • Không nên bắt ép trẻ phải ăn, nên chia bữa của trẻ thành 6 – 8 bữa thay vì 3 – 4 bữa như bình thường. Mỗi lần, con chỉ cần ăn từng chút, ăn nhiều bữa là sẽ ổn, chơi với con nhiều để khuyến khích con ăn nhiều hơn.
  • Các bữa ăn chính bạn nên cho bé ăn cháo dinh dưỡng nấu nhuyễn, với đầy đủ các chất dinh dưỡng, thay đổi khẩu vị thường xuyên để bé dễ ăn hơn. Đồng thời cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé trong thời kỳ mọc răng này.
  • Tình trạng sốt khi trẻ mọc răng hàm cũng là điều hết sức bình thường. Nếu bé sốt 38-38.5 độ, mẹ hãy chăm sóc và hạ sốt cho trẻ theo các bước đã được đề cập ở phần trên. Trong trường hợp phải dùng đến thuốc hạ sốt bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng thuốc theo như đã kê đơn.
  • Bên cạnh ăn uống hàng ngày, mẹ cần nên bổ sung sữa đặc biệt là sữa mẹ cho trẻ. Sữa mẹ là dưỡng chất tốt nhất mà trẻ có thể hấp thụ một cách dễ dàng cũng như mang lại nhiều lợi ích về mặc sức khỏe cho trẻ.
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách lấy khăn mềm lau miệng và lau răng khi bé vừa ăn xong.
  • Về đồ chơi cho bé, bạn nên chọn những loại đồ chơi được làm từ những vật liệu an toàn cho sức khỏe. Vì ở lứa tuổi này, trẻ có thói quen đứa bất cứ thứ gì cầm được vào miệng để cắn, nên những đồ chơi an toàn sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ hơn.
[Đọc Thêm]  Bé mọc răng hàm không chịu ăn phải làm sao?

Bài viết trên đã chia sẽ cho bạn thông tin về việc trẻ mọc răng hàm sốt có sao không rồi đúng không nào. Hy vọng qua những chia sẻ hữu ích trên, các bậc làm cha mẹ có thể an tâm hơn và tìm ra được cách chăm sóc con trẻ tốt nhất. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, trường hợp nếu con bị sốt quá cao bạn cần đưa bé đi đến cơ sở y tế gần nhất để khám.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0886793918