Viêm mô tế bào răng có sao không?

Viêm mô tế bào răng không phải là bệnh lý về răng miệng mới, nhưng mọi người thường xem nhẹ bệnh này dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết về bệnh lý này để mọi người có cái nhìn khái quát hơn nhé!

Thế nào là viêm mô tế bào răng

Viêm mô tế bào răng được hiểu là việc mô mềm trong niêm mạc bị tổn thương. Thông thường là do lan trực tiếp từ ổ nhiễm khuẩn nguyên phát ở tủy răng – vùng quanh chóp và ở mô nha chu…. Cũng có thể là do viêm quanh thân răng, nhiễm khuẩn sau nhổ răng hay do chấn thương gãy xương hàm,…Tình trạng này  có thể xảy ra ở một vị trí hoặc lan rộng ra khắp đường nướu và các vùng lân cận xung quanh.

Viêm mô tế bào răng có sao không?
Viêm mô tế bào răng có sao không?

Nguyên nhân gây ra bệnh lý này đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì không cung cấp dinh dưỡng thường xuyên cho nướu lợi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này. Khi không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ không có đủ sức đề kháng để chống lại các tác hại từ môi trường, nguy cơ viêm nhiễm và tổn thương sẽ cao hơn người bình thường.

[Đọc Thêm]  Đau răng hàm dưới do đâu?

Chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách, tác dụng phụ do dùng thuốc hay uống nhiều rượu bia, thường xuyên hút thuốc lá cũng được xem là các tác nhân gây nên viêm mô tế bào răng

Triệu chứng và diễn biến của bệnh

Giai đoạn một: viêm mô tế bào thanh dịch

Đây là giai đoạn đầu của viêm mô tế bào khi vi khuẩn vừa xâm nhập đến lớp mô mềm, triệu chứng kèm theo thường sẽ là:

  • Xuất hiện tình trạng phù nề nhẹ, hay những mảng sưng tấy không rõ ràng.
  • Phần da bên ngoài có thể có màu hơi hồng hơn bình thường, khi sờ lên vùng bị nhiễm trùng thấy mềm, không nóng và ít đau.

Giai đoạn hai: viêm mô tế bào có mủ

Nếu ở giai đoạn một chưa được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ chuyển sang hai đoạn này, khi đó vi khuẩn sẽ bắt đầu xâm nhập sâu vào lớp mô tế bào, chúng phát triển tạo thành nhiều ổ nhiễm trùng khu trú trong lớp mô mềm. Triệu chứng ở giai đoạn này sẽ là:

  • Răng sẽ bị lung lay và đau nhiều hơn, vùng nướu sẽ sưng tấy lên và có màu đỏ đỏ.
  • Xuất hiện túi mủ khiến mặt sưng phù lên, khối sưng căng lên có thể sờ được
  • Hơi thở có mùi khó chịu, bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, khít hàm….

Giai đoạn cuối: viêm mô tế bào lan tỏa

Đây được xem là giai đoạn khá nguy hiểm và phức tạp, cũng là giai đoạn nặng nhất của viêm mô tế bào. Giai đoạn này thường xảy ra ở người bệnh có sức đề kháng kém, người mắc các bệnh mạn tính hay do vi khuẩn có độc tính cao và làm biến dạng khuôn mặt.

  • Lợi sưng phồng và có màu đỏ thẫm, sờ vào thấy mềm. Niêm mạc đôi khi xuất hiện những nốt chứa mủ bên trong
  • Người bệnh rất có thể bị khít hàm làm mất ăn, từ đó gây suy kiệt cho người bệnh.
  • Người bệnh có thể bị sốt từ 39-40 độ C, người bệnh đi đau nhức nhiều hơn
  • Có khả năng tử vong rất cao nếu như không được chữa trị kịp thời, vì nó sẽ gây nhiễm trùng toàn thân, sốc nhiễm khuẩn.
    Viêm mô tế bào răng có sao không?
    Viêm mô tế bào răng có sao không?

Phương pháp điều trị hiệu quả

  • Căn cứ vào các trường hợp bị nhiễm trùng mà các nha sĩ có thể thực hiện các biện pháp sau: 
  • Mở ống tủy để dẫn lưu mủ, nhổ răng nếu thấy cần thiết(có thể dùng kháng sinh dự phòng trước 1-2 ngày để ngừa nhiễm trùng huyết). 
  • Rạch dẫn lưu mủ, rạch rộng nhiều tầng cũng như nhiều lớp để các ổ mủ được thoát ra ngoài.
  • Trong trường hợp người bệnh bị bít đường thở sẽ cần đặt ống thông nội khí quản.
  • Nên bù nước, truyền dịch nếu người bệnh không thể ăn do khít hàm nhằm tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.
[Đọc Thêm]  Cách tẩy mảng bám đen trên răng hiệu quả

Phòng ngừa bệnh viêm mô tế bào răng

  • Chăm sóc răng miệng thường xuyên và đúng cách
  • Tăng cường ăn rau củ, các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như vitamin nhóm A, C,…
  • Hạn chế ăn các món ăn quá cay, quá nóng, các món chứa nhiều dầu mỡ để hạn chế tối thiểu khả năng mắc các bệnh răng miệng. Kiêng rượu, bia, và hút thuốc lá

Trên đây là các thông tin liên quan đến bệnh viêm mô tế bào răng, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc, cũng như cách phòng ngừa bệnh lý về răng miệng này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0886793918