Bà bầu bị sưng nướu chân răng có sao không?

Phụ nữ khi mang thai thường có sự thay đổi về lượng máu, nội tiết tố,… bên trong cơ thể của các mẹ. Dẫn đến việc mẹ bầu bị viêm lợi, một trong những triệu chứng dễ thấy nhất của bệnh này đó là việc bà bầu bị sưng nướu chân răng. Đây cũng là một trong những vấn đề về sức khỏe mà mẹ bầu cần phải đối mặt trong thời kỳ mang thai. Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin cho các mẹ bầu về vấn đề nói trên.

Bà bầu bị sưng nướu chân răng có sao không?
Bà bầu bị sưng nướu chân răng có sao không?

Những nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu bị sưng nướu chân răng

Sưng nướu răng ở mẹ bầu có thể bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ hai và có khuynh hướng cao nhất vào tháng thứ tám của thai kỳ, có trường hợp sưng nướu răng kéo dài đến tận sau khi sinh sáu tháng. Triệu chứng là vùng nướu bị sưng đỏ, dễ chảy máu khi chải răng và kể cả lúc ăn uống hàng ngày. Nguyên nhân dẫn đến sưng nướu răng có thể kể đến bao gồm:

  • Bà bầu phải ăn nhiều loại thức ăn để bổ sung dinh dưỡng, ăn nhiều lần trong một ngày, ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ và việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi bà bầu mang thai.
  • Chế độ ăn uống của bà bầu chưa hợp lý làm lượng canxi trong cơ thể bà bầu bị thiếu hụt dẫn đến răng bị yếu đi
  • Bà bầu chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách, thêm vào đó sức đề kháng của phụ nữ khi mang thai sẽ yếu hơn bình thường dẫn đến việc hình thành vi khuẩn và mảng bám làm viêm nướu.
  • Lượng máu và quá trình lưu thông máu trong cơ thể bà bầu có sự thay đổi cũng là một trong các nguyên nhân làm nướu bị sưng
[Đọc Thêm]  Bị sưng lợi chân răng? Nguyên nhân do đâu?

Bà bầu sưng nướu răng có thể dẫn đến những hậu quả nào?

Sưng nướu chân răng có thể xảy ra với tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi. Đối với những người bình thường có thể không đáng lo ngại nhưng đối với trường hợp của mẹ bầu sẽ rất nguy hiểm vì nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, cụ thể:

  • Theo nghiên cứu, khi bà bầu bị viêm nướu nặng sẽ dẫn đến viêm nha chu. Đây là một trong những nguyên nhân gây sinh non, trẻ sinh ra bị thiếu cân gấp bảy lần bà bầu bình thường
  • Trong trường hợp bà bầu bị viêm nướu chân răng do viêm lợi, viêm chân răng nguy cơ cao sẽ lây truyền cho thai nhi, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi
  • Khi bị sưng nướu răng sẽ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh tạo thành ổ vi khuẩn, hình thành các bệnh lý nghiêm trọng khác về răng miệng
    Bà bầu bị sưng nướu chân răng có sao không?
    Bà bầu bị sưng nướu chân răng có sao không?

Các biện pháp khắc phục tình trạng sưng nướu răng ở bà bầu

  • Hạn chế các loại thức ăn ngọt, thức ăn có nhiều dầu mỡ, các món ăn cay nóng hay các loại thức uống chứa cồn. Nhớ đánh răng sau khi ăn, nhất là sau khi ăn các loại thức ăn có chứa đường.
  • Vì khi nướu bị sưng sẽ vô cùng nhạy cảm, các bà bầu cần đánh răng nhẹ nhàng để tránh bị đau và chảy máu. Ngoài ra, cần lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp để vệ sinh răng miệng
  • Bà bầu cần đi khám bác sĩ khi thấy tình trạng sưng nướu chân răng không tiến triển tốt. Vì đang mang thai nên phải cẩn trọng trong việc dùng thuốc, không tùy tiện uống thuốc khi không có chỉ dẫn của bác sĩ. Cần lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh uy tín, chất lượng.
[Đọc Thêm]  Đánh răng bằng muối có tốt không?

Các biện pháp phòng tránh sưng nướu răng ở bà bầu

  • Nên đi khám răng miệng trước khi mang thai, bà bầu nên lấy vôi răng  định kỳ 3 – 6 tháng/lần để làm sạch các ổ vi khuẩn đang hình thành, chuẩn bị tấn công răng và nướu để bảo vệ sức khỏe răng miệng trong suốt thời kỳ mang thai
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng tối thiểu ngày hai lần (sáng và tối), sử dụng bàn chải có lông mềm, dùng thêm nước súc miệng và cả chỉ nha khoa. Kết hợp với súc miệng bằng nước muối hàng ngày cũng có thể giảm bớt tình trạng viêm răng lợi khi mang thai.
  • Ăn các loại hoa quả bổ  sung vitamin A và C, duy trì chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng

Như vậy có thể thấy, việc bà bầu bị sưng nướu răng tưởng chừng như là một bệnh lý hết sức bình thường nhưng ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm nếu không được điều trị và thăm khám đúng cách. Hy vọng bài biết sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho các mẹ bầu khi gặp phải vấn đề liên quan đến răng miệng trong thời kỳ mang thai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0886793918