Đánh răng bị chảy máu là bệnh gì?

Bị chảy máu khi đánh răng là một trong những tổn thương răng miệng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Đa phần mọi người thường chủ quan trước hiện tượng này cho đến khi bệnh trở nên nặng hơn. Vậy đánh răng bị chảy máu là bệnh gì và có nguy hiểm đến sức khỏe không? Mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng trên và các biện pháp để khắc phục hiệu quả.

Đánh răng bị chảy máu là bệnh gì?

Chảy máu khi đánh răng là triệu chứng thường gặp của một số bệnh lý liên quan đến răng miệng. Đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng rất lớn đến răng miệng nếu không được chữa trị kịp thời.

Đánh răng bị chảy máu là bệnh gì?
Đánh răng bị chảy máu là bệnh gì?

Đôi khi chảy máu có thể là do bạn đánh răng quá mạnh. Chảy máu chân răng có thể là triệu chứng của viêm lợi, viêm nướu nhẹ, thường xuất hiện trong vài ngày rồi tự hết. Tuy nhiên, theo thời gian tình trạng viêm lợi sẽ chuyển biến nặng hơn khiến nướu bị sưng tấy và khó chịu, đau đớn.

Chảy máu chân răng nếu không được xử trí sớm có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm là viêm nha chu, u lợi làm cho các tổ chức ở quanh răng bị phá hủy, gây rụng răng. Chảy máu chân răng cực kỳ nguy hiểm đối với những ai đang mắc bệnh tim mạch hay tiểu đường bởi nó có thể làm tăng đường huyết, gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

[Đọc Thêm]  Trẻ 10 tháng chưa mọc răng có sao không?

Đối với phụ nữ mang thai, đánh răng bị chảy máu có thể khiến cho các biến chứng thai kỳ tăng nhiều lần, gây sinh non, thai nhi nhẹ cân.

Phải làm gì khi đánh răng bị chảy máu thường xuyên?

Để có thể khắc phục tình trạng chảy máu khi đánh răng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Đánh răng là một trong những việc làm bắt buộc phải thực hiện để làm sạch thức ăn thừa, vi khuẩn gây sâu răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Bạn nên đánh răng hai lần mỗi ngày, đánh răng đúng kỹ thuật và khuyến khích sử dụng các loại bàn chải mềm để hạn chế tối đa việc làm tổn thương nướu, lợi. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám thừa sau bữa ăn hoặc dùng các loại nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch răng.

Lấy cao răng 

Một trong những nguyên nhân chính làm cho lợi bị viêm đỏ và dễ chảy máu là do cao răng cứng tích tụ xung quanh chân răng. Do đó, bước đầu tiên để giúp giảm bớt tình trạng chảy máu khi đánh răng là lấy cao răng. 

Sau khi thực hiện lấy cao răng và được điều trị bằng các loại thuốc giảm sưng, giảm viêm, phục hồi nướu thì hiệu quả sẽ nhanh chóng và lâu dài hơn. Để ngừa chảy máu chân răng, sưng lợi thì nên lấy cao răng định kỳ khoảng 6 tháng một lần.

[Đọc Thêm]  Biểu hiện của mọc răng khôn là gì?

Từ bỏ các thói quen xấu

Những thói quen xấu có thể gây viêm lợi, chảy máu khi đánh răng là đánh răng quá mạnh, dùng tăm xỉa răng, dùng các loại bàn chải có lông chải cứng, dùng chỉ nha khoa chưa đúng cách, hút thuốc lá, ăn thức ăn cay nóng…Do đó, việc cải thiện những thói quen không tốt này cũng là cách phòng ngừa chảy máu chân răng.

Đánh răng bị chảy máu là bệnh gì?
Đánh răng bị chảy máu là bệnh gì?

Bổ sung dinh dưỡng

Người bị chảy máu chân răng cần bổ sung vitamin K, vitamin C để có thể cải thiện và phục hồi các tổn thương ở răng miệng. Vitamin K sẽ giúp hạn chế tối đa được tình trạng chảy máu ở chân răng.

Điều trị bằng thuốc

Khi đến khám ở các nha khoa, các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh, nguyên nhân và kê cho những loại thuốc kháng sinh thích hợp để điều trị và hạn chế tình trạng chảy máu khi đánh răng. Ngoài ra, nếu có các bệnh lý về rối loạn đông máu hay bệnh gan thì cũng cần được điều trị kịp thời.

Lưu ý, không nên tự ý sử dụng thuốc để điều trị nếu chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ, bởi không những không đạt hiệu quả mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến dạ dày và sức khỏe.

Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã có thể biết được triệu chứng đánh răng bị chảy máu là bệnh gì cũng như một số biện pháp để khắc phục. Bạn không nên lơ là trước tình trạng chảy máu khi đánh răng, tốt nhất bạn nên đến các nha khoa để kiểm tra khi thấy răng miệng xuất hiện các biểu hiện lạ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0886793918