Răng cửa bị lung lay nhẹ có sao không?

Người ta thường nói “cái răng cái tóc là gốc con người”, ai trong chúng ta cũng muốn sở hữu một hàm răng đẹp lại chắc khỏe. Nhưng trên thực tế có rất nhiều người gặp các vấn đề về răng miệng, răng cửa bị lung lay nhẹ là bệnh lý khá phổ biến hiện nay.

Nguyên nhân làm răng cửa bị lung lay nhẹ

Khi răng cửa của bạn bị bung lay nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bất tiện cho việc ăn uống mà còn có thể dẫn đến nguy cơ mất răng. Nguyên nhân gây nên tình trạng này bao gồm:

Răng cửa bị lung lay nhẹ có sao không?
Răng cửa bị lung lay nhẹ có sao không?

Do bệnh lý răng miệng

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách hay không quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng khiến các mảng bám trên răng không được làm sạch. Các mảng bám tích tụ lâu ngày trên răng gây vôi răng, đây chính là chỗ trú ẩn của vi khuẩn cũng như tạo điều kiện để chúng phát triển làm nướu răng bị viêm, từ đó nướu dần dần tách ra khỏi chân răng đây là nguyên do dẫn đến tình trạng răng cửa bị lung lay. 
  • Khi bạn bị tụt lợi, khi đó phần nướu bao xung quanh chân răng của bạn sẽ bị tụt xuống làm lộ ra phần chân răng và ngà răng. Nếu không được điều trị có thể sẽ dẫn đến tình trạng răng bị lung lay, thậm chí nghiêm trọng hơn là rụng răng sớm.
  • Sâu răng sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong răng. Khi sâu răng càng lan rộng có thể gây viêm tủy, áp xe hay làm tiêu xương ổ răng.Đây cũng được xem là một trong các nguyên nhân làm cho răng lung lay, nguy hiểm hơn là có thể bạn không giữ được răng phải tiến hành nhổ bỏ.
[Đọc Thêm]  Cách chữa bệnh nha chu tại nhà hiệu quả

Do tác động ngoại lực

  • Thói quen ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân làm răng bị lung lay. Việc ăn các thực phẩm dai, cứng sẽ khiến các dây chằng nha chu bị đứt và răng sẽ bị lung lay.
  • Khi răng của bạn bị chấn thương bởi các tác động ngoại lực như: va chạm, ngã xe,… tác động một lực mạnh đến vùng hàm mặt, vùng răng làm cho dây chằng nha chu bị đứt. Dây chằng này có nhiệm vụ giữ cố định răng nên khi nó đứt sẽ gây nên hiện tượng răng lung lay.

Cách điều trị răng cửa lung lay

Nếu là do bệnh lý về răng miệng

  • Đối với trường hợp viêm nướu hay viêm nha chu  thì cách tốt nhất để khắc phục là bạn phải đến nha khoa để bác sĩ tiến hành lấy cao răng, bởi vì đây là môi trường cho vi khuẩn gây bệnh ẩn náu. Sau đó, khi đã thực hiện lấy vôi răng xong mới tiếp tục thực hiện các biện pháp điều trị bằng thuốc để giúp răng dần dần hồi phục. Phần nướu của bạn đã không còn tình trạng viêm nhiễm chân răng cũng sẽ ôm sát lại. Từ đó giúp cho răng của bạn hết lung lay, nếu chăm sóc cẩn thận răng sẽ chắc khỏe lại hoàn toàn.
  • Đối với trường hợp sâu răng, đặc biệt khi răng bị tổn thương do viêm tủy thì việc lấy tủy cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Khi làm sạch phần hoại tử trong tủy thì việc răng hết lung lay là điều hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, nếu như răng của bạn bị sâu quá nặng, dẫn đến tình trạng viêm tủy cấp hoặc áp xe xương ổ răng thì bạn nên tiến hành nhổ răng để bảo tồn những chiếc răng còn lại.
    Răng cửa bị lung lay nhẹ có sao không?
    Răng cửa bị lung lay nhẹ có sao không?

Nếu là do tác động ngoại lực

  • Đối với răng bị lung lay mà nguyên nhân là do chấn thương, do các tác động ngoại lực thì giải pháp hữu hiệu là bạn nên bổ sung xương bị thiếu hụt. Bạn nên đến nha khoa để các bác sĩ tiến hành dùng nẹp để cố định lại răng vào xương hàm.
  • Khi răng bị lung lay là do bạn ăn hoặc nhai phải vật cứng. Có thể bạn sẽ cảm thấy nhức buốt vài ngày nhưng sau đó răng có thể tự hồi phục và chắc khỏe mà không cần phải trị liệu. Tuy nhiên, bạn nếu bạn muốn nhanh chóng giảm đau thì nên kiên trì súc miệng bằng nước muối
[Đọc Thêm]  Cách sử dụng chỉ nha khoa Oral B tại nhà

Phòng ngừa răng bị lung lay hiệu quả

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng ít nhất ngày hai lần. Nên kèm theo chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám còn sót lại trên răng.
  • Lấy vôi răng định kỳ từ 3-6 tháng một lần để loại bỏ nơi ẩn náu của vi khuẩn
  • Tránh ăn các loại thức ăn cứng, giai để răng không bị tổn thương

Trên đây là các thông tin về tình trạng bệnh lý răng cửa bị lung lay nhẹ. Hy vọng bài viết sẽ giúp ít cho bạn, giúp bạn có được một hàm răng chắc khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0886793918